Kinh Nghiệm Xây Nhà Trọn Gói Gia Chủ Nên Biết Tránh Mất Tiền

Kinh nghiệm xây nhà trọn gói giúp bạn thành công và tránh mất tiền. Từ chất lượng vật liệu, kiểm soát tiến độ, cho đến việc quy định rõ ràng trong hợp đồng và quy trình nghiệm thu, Hian Cons đã đúc kết những kinh nghiệm đắt giá để bạn có một ngôi nhà hoàn hảo và không lãng phí tài chính.

I. Kinh nghiệm xây nhà trọn gói

1. Dự toán chính xác và cụ thể chi phí

Một trong những lưu ý khi xây nhà trọn gói vô cùng quan trọng là dự toán chi phí đầu tư cụ thể. Chi phí xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, thẩm mỹ và mức hoàn thiện của công trình, do đó, rất quan trọng để lên kế hoạch kinh phí đầu tư trước.

Tự thuê nhân công, mua nguyên vật liệu xây dựng và tự giám sát công trình sẽ làm tăng chi phí xây dựng ngôi nhà trọn gói lên mức đáng kể. Điều này xuất phát từ việc có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng mà bạn sẽ gặp phải và không thể kiểm soát kịp thời nếu không có đủ kinh nghiệm để giải quyết.

Vì vậy, sự lựa chọn xây nhà trọn gói là một giải pháp tối ưu cho nhiều gia đình. Mặc dù đầu tư vào gói xây dựng trọn gói có thể đòi hỏi số tiền lớn, nhưng nó đem lại những lợi ích thiết thực.

Để đưa ra quyết định và dự trù tiền đầu tư, hãy tham khảo các công ty xây dựng hiện nay về chi phí xây nhà trọn gói và phương pháp báo giá. Hãy xem xét kỹ lợi ích mà bạn có thể nhận được từ việc sử dụng dịch vụ trọn gói. Sau đó, dựa trên thông tin thu thập được, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng và ước tính nguồn vốn cần thiết.

2. Lưu ý khi chọn nhà thầu xây nhà trọn gói

Tiếp theo, một lưu ý khi xây nhà trọn gói vô cùng quan trọng nữa là việc lựa chọn một nhà thầu uy tín. Khi bạn chọn xây nhà trọn gói, bạn đang giao phó toàn bộ công việc xây dựng cho nhà thầu. Vì vậy, việc lựa chọn nhà thầu phải được tiến hành cẩn thận, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ngôi nhà của bạn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị nhận thi công xây nhà trọn gói. Tuy nhiên, không phải tất cả nhà thầu đều có uy tín và đáng tin cậy. Bạn cần lựa chọn một nhà thầu có đủ nguồn lực và có thể đảm bảo chất lượng công trình. Một nhà thầu tốt sẽ đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn đáp ứng đúng yêu cầu và có thể vượt xa mong đợi. Ngược lại, việc chọn nhầm nhà thầu có thể kéo dài thời gian thi công, và dẫn đến việc xây dựng một ngôi nhà không đạt chất lượng, có nguy cơ bị nghiêng, lún, nứt, và xuống cấp nhanh chóng.

Lời khuyên là bạn nên tham khảo ý kiến từ những người từng xây nhà trọn gói hoặc từ kiến trúc sư có kinh nghiệm. Họ có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên và giới thiệu những nhà thầu đã từng làm việc tốt với họ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin trên internet và đọc các đánh giá và nhận xét từ khách hàng trước đó. Bằng cách tham khảo ý kiến của nhiều nguồn tin khác nhau, bạn sẽ so sánh và đưa ra được quyết định chọn dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Hãy dành thời gian đi tham quan các công trình gần đây mà nhà thầu đã thi công để bạn có thể đánh giá chất lượng sản phẩm mà họ đã thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế và chính xác hơn về khả năng và năng lực của nhà thầu.

Nếu có thể, hãy trò chuyện với chủ nhà của các công trình đó để tìm hiểu về trải nghiệm của họ và xem xét xem liệu công trình đã được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng như mong đợi hay không.

3. Đảm bảo giám sát kỹ thuật thi công của nhà thầu

Quan trọng nhất là bạn phải tự làm quen với các bản vẽ thiết kế và nghiên cứu chúng để có khả năng tự giám sát quá trình xây dựng. Dù công việc thi công thuộc trách nhiệm của nhà thầu, bạn không nên coi nhẹ vai trò của mình.

  • Với phần móng, bạn cần đảm bảo rằng đơn vị thi công tuân thủ đúng các hướng dẫn về vị trí và mốc cụ thể như đã được quy định trong giấy phép xây dựng. Điều này sẽ giúp tránh tranh chấp về vị trí móng với các khu đất lân cận và cũng sẽ thuận lợi cho quá trình hoàn công sau này.
  • Một lưu ý khi xây nhà trọn gói khác là bạn cũng nên kiểm tra kích thước của cốp pha móng như chiều cao, chiều dài và chiều rộng. Nếu xây dựng nhà với móng băng hoặc móng đơn, bạn cần kiểm tra độ sâu chôn móng, thông thường được tính từ mặt đất tự nhiên và phải tuân thủ khoảng cách của các thanh cốt thép như đã được ghi trong bản vẽ kết cấu.
  • Đối với móng cọc, bạn cần giám sát quá trình ép cọc và đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các cọc là 3D. Bạn cũng cần kiểm tra xem khoảng cách thép trong đài cọc đã đúng với bản vẽ hay chưa và chiều cao của đài cọc có đúng không.
  • Đối với phần thân nhà, bạn có thể kiểm tra chiều cao của các tầng dựa trên bản vẽ và giám sát kỹ thuật cốt thép của dầm, cầu thang, và cột. Đồng thời, kiểm tra kích thước hình học của cốp pha dầm và cột để đảm bảo rằng chúng đúng như đã thiết kế. Chiều cao các bậc cầu thang cũng cần được xây dựng đều đặn.
  • Hệ thống điện và nước âm phải được lắp đặt trước khi đổ bê tông. Đặc biệt, hãy chắc chắn rằng các vùng như sân thượng, sàn vệ sinh và mái được chống thấm đúng quy trình.
  • Đối với những công trình lợp mái ngói, bạn cần thực hiện kiểm tra bằng cách tưới nước lên mái để phát hiện vị trí có hiện tượng thấm nước hoặc kiểm tra khi trời mưa để đảm bảo tính chất chống thấm.

4. Kiểm tra chất lượng vật liệu và bê tông cốt thép

Bạn nên chú ý đến việc kiểm tra chất lượng và đảm bảo tính chuẩn xác của vật liệu xây dựng.

Dù bạn không can thiệp trực tiếp vào quá trình thi công của nhà thầu, nhưng vẫn rất quan trọng để bạn nắm rõ thông tin về vật liệu thông qua các thương hiệu. Điều này giúp bạn có khả năng kiểm soát chất lượng của vật liệu mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Hơn nữa, việc kiểm tra chất lượng của bê tông và cốt thép là lưu ý khi xây nhà trọn gói quan trọng để đảm bảo tính chất lực và độ bền của công trình. Bạn cần đảm bảo rằng bê tông đáp ứng được chuẩn về khả năng chịu lực và cường độ.

Đặc biệt, với các công trình như nhà phố hay biệt thự, mác bê tông thường được sử dụng là #250.

Kinh nghiệm của tôi là bạn nên kiểm tra phiếu giao nhận từ chính đơn vị đổ bê tông, hơn nữa cần đo độ sụt bê tông để nhằm đảo bảo chất lượng công trình.

Đối với cốt thép, bạn cần dựa vào bản vẽ kết cấu để giám sát quá trình thi công của nhà thầu.

Trong quá trình kiểm tra chất lượng cốt thép, các yếu tố quan trọng là đặt đúng vị trí, cắt đủ kích thước và buộc chặt.

Bạn cần đảm bảo rằng các thanh cốt thép được đặt đúng vị trí trong cấu kiện dầm, sàn và cột, đồng thời được cắt đúng kích thước và buộc chặt một cách chính xác.

5. Chất lượng xây thô của công trình

Chất lượng xây thô là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi xây dựng nhà trọn gói. Để đảm bảo chất lượng công trình, việc chú ý đến quá trình trộn vữa hồ là điều cần thiết. Thông thường, tỷ lệ trộn một bao xi măng với khoảng 10 đến 11 thùng cát là phù hợp.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc trộn vữa hồ với lượng xi măng ít hơn sẽ làm cho vữa không đạt độ kết dính cần thiết. Mặt khác, trộn quá nhiều xi măng có thể dẫn đến nứt tường do vữa hồ quá già.

6. Hạn chế các chi phí phát sinh

Tuy là hợp đồng xây nhà trọn gói nhưng đôi khi vẫn có các chi phí phát sinh, nhất là khi mà chủ nhà yêu cầu xây dựng hoặc sửa các chi tiết của căn nhà.

Bên cạnh đó thì giá cả vật tư biến động cũng ảnh hưởng đên việc chi phí phát sinh. Cần ưu tiên những vật tư cơ bản, nội thất trang trí có thể được bổ sung sau khi hoàn thiện nhà.

7. Kiểm tra kỹ các điều khoản trên hợp đồng

Hợp đồng là tài liệu pháp lý có tác dụng ràng buộc cả hai bên phải tuân thủ các cam kết đã đưa ra, do đó kiểm tra kỹ các điều khoản trên hợp đồng là lưu ý khi xây nhà trọn gói vô cùng quan trọng. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt hợp tác nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận.

Vì vậy, trước khi tiến hành ký kết, bạn cần đọc kỹ toàn bộ nội dung của hợp đồng và hiểu rõ từng điều khoản. Nếu bạn không có kiến thức chuyên sâu về xây dựng, hãy tìm sự giúp đỡ và tư vấn từ người thân hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Một trong những điểm đáng chú ý trong hợp đồng là chính sách bảo hành. Thông thường, các dự án xây dựng nhà phố trọn gói sẽ có thời gian bảo hành tổng thể là 12 tháng, bảo hành 5 năm cho các phần kết cấu và bảo hành 2 năm cho công trình chống thấm. Đây là những điều khoản quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình sau khi hoàn thành.

8. Lưu ý khi nghiệm thu

Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà, việc nghiệm thu công trình là lưu ý khi xây nhà trọn gói quan trọng cuối cùng. Khi nhà thầu đã bàn giao nhà cho bạn, bạn nên thực hiện nghiệm thu để kiểm tra xem công trình đã đáp ứng đúng yêu cầu của mình hay không.

Cần tuân thủ các quy định về giấy phép xây dựng, trong quá trình thi công, thường có sự ghi chép và theo dõi tiến độ công trình trong nhật ký xây dựng từ đó mới lập được một biên bản nghiệm thu chi tiết và chính xác.

Cụ thể bao gồm các khâu:

  • Làm móng
  • Xây dựng phần thô
  • Hoàn thiện
  • Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và điện

Trong quá trình nghiệm thu, nếu phát hiện bất kỳ hạng mục nào không đạt chất lượng, trách nhiệm và sự khắc phục thuộc về nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục các hậu quả do lỗi của họ gây ra và chi trả tất cả các chi phí cần thiết để khắc phục.

Trên đây là 9 lưu ý khi xây nhà trọn gói tránh mất tiền năm 2024. Xin chân thành cảm ơn tất cả các độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về việc xây nhà trọn gói và tránh những rủi ro không đáng có. Hian Cons chúc bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng trong ngôi nhà mới.

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và xây nhà trọn gói tại Tp.HCM, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới

II. Hian Cons – Công ty xây dựng nhà trọn gói chuyên nghiệp

Hian Cons là công ty tư vấn thiết kế thi công nhà chuyên nghiệp trọn gói trên toàn quốc. Sở hữu đội ngũ Kiến trúc – Kỹ sư xây dựng nhiều năm kinh nghiệm, Hian Cons tự tin mang lại những ngôi nhà và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận nơi miễn phí qua Hotline:

Xem thêm:

Báo giá thi công nhà, biệt thự phần thô

Báo giá thi công nhà, biệt thự trọn gói

Báo giá thiết kế nhà, biệt thự đẹp trọn gói