Phong Thủy Là Gì? Cách Ứng Dụng Phong Thủy Vào Thiết Kế Nhà

Phong thủy vốn là một phạm trù khoa học, hoàn toàn không liên quan đến bất kỳ niềm tin nào như nhiều người vẫn nghĩ. Đây là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, mạch nước, hướng khí đến đời sống và họa phúc của con người. Ở Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung, phong thủy đã được vua chúa thời xưa áp dụng với mục đích chọn nơi đóng đô, hướng xây kinh thành để đất nước luôn thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân thái bình. Cùng Hian Cons tìm hiểu về phong thủy và cách ứng dụng vào thiết kế nhà ở nhé.

I. Khái niệm phong thủy nhà ở

1. Phong thủy là gì?

  • Phong thủy (chữ Hán: 風水) là tổng hợp học thuyết nghiên cứu về hướng gió, khí mạch, nước,… ảnh hưởng đến đời sống họa phúc của con người. Thực tế, phong thủy không phải là một yếu tố đơn lẻ, mà là sự tổng hợp của “Phong Thủy”. “Phong” là gió, là nguồn không khí chuyển động liên tục. “Thủy” là nước, đại diện cho địa thế. Vì vậy, phong thủy là tổng hợp các yếu tố về địa hình, hướng gió, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian.
  • Ngày nay, phong thủy không chỉ dừng lại ở việc chọn vị trí đất, hướng nhà mà còn được đặc biệt chú ý trong thiết kế nội thất nhà ở, thiết kế nội thất chung cư. Một ngôi nhà được thiết kế nội thất theo phong thủy không chỉ mang đến cho gia chủ may mắn, bình an và thịnh vượng dồi dào mà còn giúp không gian sống trở nên hài hòa và cân đối hơn.
  • Theo phong thủy, nếu xây nhà ở vị trí Cát, vị trí thuận lợi thì sẽ đem đến nhiều nguồn dương khí may mắn, tài lộc và phú quý dành cho gia chủ. Ngược lại, nếu vào vị trí Hung (vị trí xấu) thì sẽ gặp nhiều điều không may, gây họa hại.

2. Tầm quan trọng của phong thủy trong kiến trúc nhà ở

  • Thực tế, phong thủy là một phương pháp mang tính khoa học, không phải là văn hóa tín ngưỡng. Bởi lẽ chúng là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố môi trường tự nhiên như: hướng gió, nước, địa thế,… Từ đó để lựa chọn nên thiết kế nhà ở, cách bài trí sao cho phù hợp nhất.
  • Bên cạnh đó, phong thủy cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh, họa phúc, suy vong và cả sự phát triển trong công việc, cuộc sống. Vì thế, khi bày trí, xây dựng nhà ở hợp phong thủy thì sẽ giúp đem đến nhiều tài lộc, may mắn và sự hưng thịnh dành cho gia đình.
Phong thủy nhà ở

II. Cơ sở khoa học của phong thủy trong thiết kế nhà ở

1. Quan niệm cân bằng Âm Dương trong phong thuỷ và tính hài hoà trong kiến trúc hiện đại:

  • Quan điểm của người được đào tạo chuyên môn về kiến trúc là: để một công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm ấy nó phải đạt đựơc ít nhất là hai yếu tố: thứ nhất là về tính thẩm mĩ của công trình; thứ hai là nó phải đạt về mặt hợp lí trong công năng sử dụng. Hay nói ngắn gọn là nó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài và thứ hai là phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác.
  • Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói thì khi mà công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm dương và ngũ hành cân bằng – tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối cao – thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con người, khiến ngưòi ta có những ý nghĩ trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó.
  • Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh, nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành.
  • Cân bằng Âm dương, Ngũ hành trong lý học Đông phương ngoài sự ứng dụng trong phong thuỷ, chúng ta cũng có thể thấy quan niệm này khi tới Đông y. Thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong Đông y quan niệm rằng: Khi con người được trạng thái cân bằng Âm Dương, Ngũ hành điều hoà thì sức khoẻ dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Chỉ khi nào mà âm dương phân tán, Ngũ hành tạp loạn đưa đến mất cân bằng sinh học thì sẽ nảy sinh tật bệnh khi đó mới cần đến sự điều chỉnh lại của bác sĩ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Quan niệm cân bằng Âm Dương, Ngũ hành hài hoà chính là một quan niệm phổ biến của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng ứng dụng trong phong thuỷ.

Phong thủy nhà ở

2. Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật, kiến trúc phương Tây và tỉ lệ “Tường minh” trong phong thủy Đông phương:

  • Trong các ngành nghệ thuật tạo hình nói chung và trong nghệ thuật Kiến trúc nói riêng tồn tại những con số, những tỷ lệ được coi là chuẩn mực. Con số và tỷ lệ này được tìm thấy qua quá trình lao động và đúc kết bằng kinh nghiệm khi quan sát và chọn lọc từ giới tự nhiên. Khi đem các con số, các tỷ lệ này vào ứng dụng trong các tác phẩm về nghệ thuật, các công trình kiến trúc thì luôn tạo được hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời.
  • Khi quán xét 16 cách cục trong Huyền không, Ta nhận thấy trong bảng này gồm 17 cung cát và 28 cung hung và bán hung. Kết hợp với tỉ lệ “Tam phần nhân định Thất phần thiên”, được hình chữ nhật với tỷ lệ tương đương 28/17, 3 = 1,618. Đây chính là tỷ lệ vàng trong kiến trúc Phương Tây mà trong Phong Thuỷ Phương Đông gọi tỷ lệ cân bằng này là tỷ lệ “Tường minh”
Phong thủy nhà ở

3. Quan niệm về vận động của khí trong phong thuỷ và cấu trúc nhà ở hiện đại:

  • Ngoài ra sự vận hành trơn tru của dây chuyền công năng tạo nên sự hợp lý của một công trình kiến trúc, cũng chính là sự vận động của dòng khí trong Phong thuỷ.
  • Quan niệm của phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn loạn. Tức là sự bố trí hợp dây chuyền, sản xuất, hoặc cấu trúc bên trong ngôi nhà trong không bị chồng chéo, phức tạp thì công trình đó sẽ ổn định lâu dài.
  • Hay nói cách khác một công trình không hợp lý về mặt công năng, không chóng thì chầy sẽ phải cải tạo lại, Quan niệm của Phong thuỷ cho rằng: khi các dòng khí chuyển dịch hỗn loạn thì tác động không tốt đối với chủ thể công trình.
  • Nếu cá nhân chủ thể công trình có nhận thức được điều này sẽ tự khắc điều chỉnh lại (tức là cải tạo sửa chữa), nếu không thì chính sự bất thường này sẽ tạo bất lợi tới chủ nhân công trình đó, nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh thì sẽ thua thiệt, phá sản và rồi dễ bị các cá nhân khác thâu tóm dẫn đến sự thay đổi công trình.
  • Thực ra trong khi Phong thuỷ cổ truyền tồn tại cả ngàn năm trên vùng đất Phương Đông huyền bí thì ở bên trời Tây các ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa công trình, tự nhiên, thiên nhiên và con người cùng tồn tại vào khoảng thời gian đó.
  • Các dân tộc trên bán đảo Ban căng cả ngàn năm xưa cũng đề cao các yếu tố gió nước tác động đến cao người qua các nghiên cứu của Hipocrat Olimpia, Acrantit.. rồi cả người Ai cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp bằng đã cũng dựa nào từ trường của trái đất để hoạch định trong xây dựng cả.
  • Trong Kiến trúc hiện đại ngày nay có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ cổ truyền.
  • Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương đồng trong môn Vật lí kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác của các yếu tố vật lí môi trường với con người và công trình và một bên là yếu tố ảnh hưởng cuả cảnh quan theo phương pháp Loan đầu Hình lý khí trong Phong thuỷ.
  • Cụ thể là Vật lí Kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những qui luật là không tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng.
  • Lí do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì dễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.
Phong thủy nhà ở
  • Trong quan niệm của yếu tố Cấu trúc hình thể – Dương trạch – thì sự vận hành của dòng khí được rất xem trọng và cũng không chấp nhận sự đối môn của các cửa thông nhau.
  • Giả dụ như nếu gặp ba cửa liên tiếp thì các phong thuỷ gia kinh nghiêm sẽ lập tức chuyển cửa thứ ba sang một bên, hoặc sử dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí theo quan niệm phong thuỷ.
  • Quan niệm phong thuỷ cho rằng: Khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Bên cạnh đó trong môn này cũng rất chú trọng tìm cửa thoát khí sau khi đã tìm được cửa nạp khí quan trong, nhằm tránh hiện tượng bế khí có thể gây những trục trặc về sau này cho gia chủ.
  • Đó chính là những điểm tương đồng của Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ với Vật lí Kiến trúc. Nhưng bên cạnh đó thì phong thuỷ còn chú trọng cả việc tìm cửa với sự tương quan của cửa đối với Thái cực còn gọi là tâm công trình và tác động của cảnh quan môi trường – phương pháp Loan đầu.
  • Trong các nguyên lí thiết kế dù là cơ bản nhất trong Kiến trúc cũng thấy có sự tương đồng. Ví dụ như khi Quán xét một khu đất để đưa ra bố cục công trình thì một Kiến trúc sư có nghề luôn phải chú trọng tìm đường to phố lớn, các trục giao thông chính để hướng công trình mình thiết kế về chỗ đó.
  • Còn trong phương pháp ứng dụng của Phong thuỷ cũng lấy dương làm hướng, tức là cũng tìm luồng chảy của con sông, mặt hồ , hay luồng người đi lại trên đường phố để đón lấy dòng sinh khí vậy.
  • Phong thuỷ gọi đây là sự vô tình hay hữu tình của công trình đối với các yếu tố tương tác còn lại. Hai khái niệm khác nhau của hai bộ môn khác nhau, nhưng đích đến thì hoàn toàn có sự thống nhất.
Phong thủy nhà ở

4. Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ và kiến trúc hiện đại:

  • Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm khá nhiều những điểm tương đồng giữa Kiến trúc hiện đại và Phong Thuỷ ví dụ như: Phong thuỷ thường đặt Thuỷ trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì bên Tây phương việc hồ nước xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích vì mặt nước thì ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian tăng độ bề thế cho công trình nó còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết khí hậu. Khoa học nhận thấy rằng các khu vực gần biển hoặc nhiều sông hồ thì thường có lợi hơn các khu vực còn lại với nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 1 đến 2 độ C.
  • Như vậy là qua những dẫn chứng căn bản ở trên, chúng ta cũng thấy được những sự tương quan ứng dụng của Phong thuỷ Đông phương với những tri thức khoa học và kiến trúc hiện đại và chúng ta về cơ bản cũng thấy được tính khoa học của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ Đông phương.
  • Nhưng tới đây có thể đặt vấn đề là nếu như vậy thì tại sao không bỏ Phong thuỷ cổ truyền mà chỉ cần ứng dụng những môn Khoa học hiện đại vì những tương ứng thay thế nó và những nghiên cứu khoa học của kiến trúc hiện đại lại còn có thực nghiệm chi tiết và cụ thể hơn, chứ không mang tính định tính khó kiểm chứng như Phong thuỷ. Những điều này sẽ được lý giải ở phần tiếp theo dưới đây.
Phong thủy nhà ở

III. Công ty chuyên tư vấn thiết kế thi công nhà ở chuẩn phong thủy

Hian Cons chuyên tư vấn thiết kế thi công nhà chìa khóa trao tay trên toàn quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – nội thất, chúng tôi tự tin mang lại những trải nghiệp tốt nhất và ngôi nhà chất lượng dành cho các gia chủ. Liên hệ Hian để được tư vấn tận nơi miễn phí:

HOTLINE: 0934 037 966

Xem thêm:

Báo giá thi công nhà, biệt thự phần thô

Báo giá thi công nhà, biệt thự trọn gói

Báo giá thiết kế nhà, biệt thự đẹp trọn gói