Chia Sẻ 100% Kinh Ngiệm Xây Dựng Nhà Tiết Kiệm Tối Đa Chi Phí

Xây dựng nhà tiết kiệm chi phí là chủ đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xây nhà sẽ giúp gia chủ tối ưu phần lớn chi phí. 10 lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí phát sinh đáng kể cho việc xây nhà bớt vất vả hơn. 

I. Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí

1. Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng

  • Với những người xây nhà lần đầu, hoàn thiện căn nhà một cách hoàn hảo nhất vừa là mong muốn vừa là áp lực lớn. Bởi khi không biết gì về xây dựng, họ sẽ gặp khó khăn khi làm việc với bên thi công xây nhà. 
  • Để xây nhà tiết kiệm chi phí, tránh những trường hợp bị độn giá, nhà thầu thi công cẩu thả,… bạn cần trang bị kiến thức cơ bản cho mình. Đơn giản nhất là những khái niệm về phần thô, các loại móng nhà, cách tính diện tích sàn xây dựng, cách đọc bản vẽ thiết kế,…
  • Nhờ đó bạn sẽ chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất. 

2. Chọn mua mảnh đất dễ xây

  • Để xây được một ngôi nhà chất lượng thì đòi hỏi thế đất phải có chất lượng tốt, kiên cố, khô ráo, tỷ lệ cân đối. 
  • Một mảnh đất lý tưởng thường có tương quan tỷ lệ thích hợp. Với chiều rộng (thường gọi là mặt tiền) bằng 2/3 chiều dài (hay chiều sâu), sẽ dễ bố trí được ngôi nhà đẹp.
  • Bạn có thể cân nhắc những mảnh đất có hướng phong thủy đẹp, vị trí trung tâm, giao thông thuận tiện và có tiện nghi công cộng đa dạng. Sự thuận lợi về địa thế giúp bạn giảm bớt nhiều chi phí khi xây nhà cũng như sinh sống sau này. 
  • Từ xa xưa ông bà ta vẫn có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Lý tưởng nhất cho bạn là mảnh đất nằm ở hướng Nam hay Đông Nam. Đây là 2 hướng khí hậu ôn hòa, gió lành, lý tưởng bậc nhất cho việc xây nhà.
  • Về địa thế, bạn nên tìm hiểu kỹ khu đất, tránh những nơi có tầng địa chất yếu. Giả sử mua phải một mảnh đất có nền yếu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xây nhà sau này. 
  • Công tác gia cố móng như: ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm,…  sẽ tốn thêm nhiều chi phí. Thay vào đó, nơi có địa chất cứng, thi công dễ dàng hơn, giá thành có thể giảm 20-30% so với vùng đất yếu.

3. Lựa chọn phong cách cho ngôi nhà 

  • Để tiết kiệm chi phí xây nhà, nên tham khảo các phong cách thiết kế, những mẫu nhà trên mạng cũng như nhà xây thực tế. Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định phần lớn số tiền bạn bỏ ra nhiều hay ít. 
  • Chi phí xây nhà biệt thự, xây nhà phong cách cổ điển cầu kỳ bao giờ cũng lớn hơn so với chi phí xây nhà cấp 4, nhà ống hiện đại,… Ví dụ như xây dựng trọn gói cho các dạng nhà thông thường chỉ mất từ 500 – 800 triệu đồng thì thi công biệt thự sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ – 1 tỷ 2.
  • Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại, kiểu hình chữ nhật với đường mái và cửa sổ đơn giản thay vì những kiểu lạ mắt, khác thường.
  • Nếu bạn chưa chắc chắn, giải pháp tốt nhất là bạn hãy trực tiếp đi xem các công trình thực tế. Rất nhiều trường hợp khách hàng chỉ lựa chọn qua sách, tạp chí nhưng đến khi nhìn 1 công trình khác ngoài đời mới thấy nó duyên dáng, phù hợp hơn.
  • Vì vậy, trước khi quyết định xây, bạn hãy dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều ngôi nhà đẹp khác. Thậm chí xem nó có những điểm gì mới lạ và nổi trội, có làm tăng chi phí hay không.

4. Lập dự toán xây nhà 

Trước khi xây nhà, gia chủ cần xác định rõ những thông tin chi tiết về kết cấu căn nhàsố tiền phải bỏ ra khi xây nhà. Dự toán ngay từ đầu mức tài chính sẽ khiến bạn có một kế hoạch rõ ràng, một mức cụ thể để chuẩn bị từ trước. Nếu còn phân vân chưa biết dự toán xây nhà là gì, bạn có thể tham khảo các đầu mục sau:

  • Dự kiến xây nhà khoảng bao nhiêu tiền.
  • Số tầng mà gia đình mong muốn ( 1,2,3 tầng… hay cấp 4)
  • Tùy thuộc vào số người trong gia đình, bạn lựa chọn diện tích xây dựng mong muốn. Cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng.
  • Tổng dự toán chi phí hết bao nhiêu tiền, nhân công giá bao nhiêu….

Lưu ý : Giá mặt bằng xây dựng của từng vùng miền sẽ có sự chênh lệch về cách tính,vậy nên bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng qua bạn bè, người thân để không bị chém giá.

5. Xác định loại dịch vụ xây dựng phù hợp với mình

  • Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều dịch vụ như: Xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, cải tạo sửa chữa nhà,… Xác định loại dịch vụ nào hợp với mình không những tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm công sức cho chính bạn. 
  • Xây nhà trọn gói thích hợp cho những cá nhân quá bận rộn với công việc riêng, chưa có kiến thức về xây dựng và muốn nhà thầu thực hiện trọn gói từ A-Z, chỉ việc dọn vào ở. Điểm lợi của dịch vụ này là bạn không phải làm gì cả, kể cả việc đi xin giấy phép xây dựng.
  • Xây nhà phần thô là thi công hoàn thiện bộ khung cho ngôi nhà như trong hồ sơ thiết kế thi công gồm: Kết cấu bê tông cốt thép (Móng, dầm, sàn, cột),… sẽ hợp với nhu cầu đầu tư, cho thuê,… 

6. Tìm kiếm đơn vị thiết kế, nhà thầu xây dựng uy tín

  • Bạn nên tìm một công ty thiết kế giàu kinh nghiệm, đặc biệt là phong cách thiết kế phải phù hợp với gu thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn. Hãy đi xem những công trình mà đơn vị này đã thực hiện để đánh giá trình độ của họ và chất lượng công trình.
  • Sau đó là tìm kiếm nhà thầu thi công. Khâu lựa chọn đối tác xây dựng rất quan trọng. Những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu, phù hợp với mức ngân sách. 
  • Họ sẽ giúp bạn từ khâu lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, phong thủy, vật liệu xây dựng, bố trí cốt thép phù hợp, đủ đảm bảo chịu lực, kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế kết cấu (bằng phần mềm tính toán chuyên ngành) sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất.
  • Ngoài ra bạn nên có trao đổi chi tiết về mong muốn, những yêu cầu riêng cho căn nhà để đơn vị tư vấn thi công nắm bắt rõ ràng. Vừa tránh được việc phát sinh chi phí trong quá trình làm vừa tránh được tranh chấp sau này. 

Kinh nghiệm xây nhà: Làm sao để tiết kiệm cho giai đoạn khởi công và hoàn thiện phần thô

7. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công

  • Bạn nên bắt đầu thi công vào mùa nắng khô ráo, sẽ thuận lợi rất nhiều, quá trình xây nhà không bị gián đoạn. 
  • Vì thời gian là vàng bạc nên thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được những chi phí không cần có như phí bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, nếu bạn vay ngân hàng để làm nhà thì việc tiết kiệm thời gian càng quan trọng.

Xem thêm bài viết: Nên xây nhà tháng nào trong năm?

8. Lựa chọn vật liệu xây dựng   

  • Tính toán khối lượng xây dựng vừa vặn sẽ giúp bạn cân đối nguồn tiền, tránh lãng phí. Bạn nên chủ động làm việc với nhà thầu về khối lượng nguyên, vật liệu cho mỗi hạng mục. Tránh tình trạng mua thừa, chất đống và mất kiểm soát.
  • Lấy đủ số lượng cần thiết cho từng hạng mục và xác định chỗ tập kết nguyên vật liệu để dễ bề quản lý, bảo vệ.
  • Cửa hàng xây dựng ở gần nhà cũng là một lợi thế để xây nhà tiết kiệm chi phí, bởi tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. 

9. Tận dụng vật liệu tái sử dụng

  • Ít ai ngờ rằng có thể tiết kiệm chi phí xây nhà từ những vật liệu cũ. Các chất liệu gỗ, nhôm, sắt đều có độ bền cao, có thể tái sử dụng, chỉ cần chà rửa và sơn lại mà giá thành lại rẻ hơn nhiều.  
  • Chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn nhiềuNếu bạn quyết định làm mới cửa sổ, cửa chính, không cần thiết phải chọn chất liệu đắt tiền, chỉ cần chọn loại vừa nhưng có hình thức đẹp là cũng đủ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên tinh tế, đẹp mắt.

10. Sử dụng vật liệu công nghệ mới

  • Bạn có thể chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành khá mềm, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng. 
  • Ví dụ như: thép tiền chế thay thế nhà bê tông cốt thép. Hay gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung, chưa kể còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.
  • Riêng với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá thành hạ. Các vật liệu 3D thường giúp giảm thời gian thi công phần thô đi 1 nửa vì thực hiện dễ, nhanh, giá thành cũng rẻ hơn, thuận tiện thi công trong ngõ, hẻm.

II. Kinh nghiệm xây nhà: Làm sao để tiết kiệm chi phí giai đoạn hoàn thiện

Kết thúc phần khung nhà là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng bạn cũng đừng lơ là nếu không sẽ bỏ phí tất cả công sức ban đầu.

1. Kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng kết quả công trình 

  • Với mỗi hạng mục bạn nên kiểm tra kỹ để đảm bảo sự chắc chắn cho căn nhà từ móng đến sàn. 
  • Ví dụ như kiểm tra công tác đổ bê tông lót, móng có đúng không, công tác đi các đường ống âm tường, công tác tô trát tường, cán nền các sàn kể cả sàn mái có tỉ mỉ và chính xác không.
  • Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựng không thể xem nhẹ được. Dù hiểu về xây dựng đến đâu thì bạn vẫn cần đến sự tham khảo từ đội ngũ kỹ sư và KTS chuyên nghiệp. 

2. Lưu ý chọn vật liệu nội thất, ngoại thất giá mềm

  • Trang trí ngôi nhà không nên lựa chọn những vật liệu xa xỉ, những chi tiết rườm rà không cần thiết. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ tự nhiên, gạch ốp trang trí, phào,chỉ mạ vàng,…Hiện nay thị trường có nhiều loại vật liệu có giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ, độ bền như: gạch bê tông, nhựa giả gỗ composite,…

Lưu ý rằng, việc tiết kiệm chi phí không nên làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của ngôi nhà. Hãy đảm bảo rằng mọi quyết định bạn đưa ra vẫn đảm bảo cho ngôi nhà của bạn một môi trường sống an toàn và thoải mái.